Ưu điểm

 . Nguồn thu nhập ổn định: Đầu tư vào trái phiếu thường đem lại nguồn thu nhập đều đặn, ổn định hơn so với các khoản đầu tư khác 

– Nguồn thu nhập về cơ bản được đảm bảo do lãi suất coupon được ấn định từ trước, vì vậy nhà đầu tư có thể biết chắc chắn thu nhập trong tương lai từ lãi suất cuống phiếu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nguồn thu nhập này được bảo đảm hoàn toàn. Nhà đầu tư có thể phải chịu rủi ro nếu lãi suất cuống phiếu không được thanh toán, hoặc thậm chí tổ chức phát hành trái phiếu không có khả năng chi trả ngay cả khoản vốn gốc ban đầu. Rủi ro này (gọi là rủi ro tín dụng) có thể được giảm thiểu trong trường hợp đầu tư vào trái phiếu chính phủ.

 – Phần vốn đầu tư ban đầu được bảo đảm: Về cơ bản, lợi nhuận đầu tư vào trái phiếu thông thường ít bị biến động hơn so với cổ phiếu hoặc các công cụ đầu tư khác. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng giá thị trường của trái phiếu khác so với mệnh giá trái phiếu và có thể bị thay đổi khi lại suất thay đổi. Lãi suất tăng mạnh sẽ làm giá trái phiếu sụt giảm mạnh 

– Rủi ro thấp: Các nhà đầu tư sẽ được nhận lại phần .ban đầu để đầu tư vào trái phiếu ở cuối kỳ đáo hạn của trái phiếu, đặc biệt nếu tổ chức phát hành trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm cao như Chính phủ, các cơ quan của chính phủ hoặc các công ty có uy tín cao .

– Tinh thanh khoản: Thị trường trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu do các tổ chức thuộc Chính phủ phát hành, ,hoặc phát hành bởi các tổ chức có định mức tín nhiệm cao thường rất thanh khoản.

Nhược điểm

. Mức sinh lời thấp: Thông thường trái phiếu có tổng lợi tức đầu tư thấp hơn so với cổ phiếu hoặc đầu tư bất động sản, lưu ý lợi tức từ trái phiếu có được từ 2 nguồn: lãi suất cuống phiếu và lãi (lỗ) vốn gốc. Tuy nhiên, nhìn chung trái phiếu có mức rủi ro cũng thấp hơn. . .

– Tiềm năng lãi vốn ít: Thông thường các khoản đầu tư vào trái phiếu có tiềm năng lãi vốn ít. Trường hợp ngoại lệ là khi bạn đầu tư vào các trái phiếu dài hạn ngay trước một đợt sụt giảm lãi suất mạnh. Tuy nhiên, nếu trường hợp ngược lại xảy ra, bạn sẽ phải chịu một khoản lỗ vốn gốc.

Rủi ro đi kèm đầu tư trái phiếu – Đối với trái phiếu cùng tồn tại hai loại là rủi ro không hệ thống và rủi ro hệ thống. Rủi ro không hệ thống là rủi ro của từng công ty riêng lẻ phát hành trái phiếu như rủi ro thanh toán, rủi ro kinh doanh,… Đơn vị phát hành có mức tín nhiệm càng thấp thì độ rủi ro càng cao. Tuy nhiên, đây là loại rủi ro có thể hạn chế hoặc xoá bỏ hoàn toàn thông qua đa dạng hoá.

Rủi ro hệ thống là loại rủi ro do thị trường gân rủi ro biến động lãi suất, lạm phát hoặc thay đổi chín kinh tế vĩ mô,… loại rủi ro này không thể xoá bỏ b dạng hoá. Do vậy, nhà quản lý danh mục cần phải c biện pháp quản lý danh mục nhằm giảm thiểu được loại ro này. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản danh mục đầu tư.

Các rủi ro này phát sinh do kỳ đầu, không trùng với thời gian đáo hạn của trái phiếu đầu t trong điều kiện lãi suất thị trường biến động. Khi kỳ đầu tư ngắn hơn thời gian đáo hạn trái phiếu thì sẽ phát sinh rủi ro. giá và ngược lại, trong trường hợp kỳ đầu tư dài hơn thời gian đáo hạn trái phiếu thì rủi ro tái đầu tư phát sinh. Thậm chí cả trong trường hợp kỳ đầu tư bằng thời gian đáo hạn trái phiếu thì các rủi ro trên vẫn tiềm ẩn trong quá trình đầu tư vì trên thực tế sẽ có rất nhiều lý do khiến người đầu tư buộc phải thay đổi chiến lược đầu tư của mình như bán trái phiếu trước khi đáo hạn hoặc kéo dài kỳ hạn đầu tư của mình so với dự kiến ban đầu.

Hơn nữa, kể cả trường hợp kỳ đầu tư trùng với thời gian đáo hạn trái phiếu (loại trái phiếu có coupon) thì rủi ro tái đầu tư vẫn tồn tại do các khoản coupon nhận được phải tái đầu tư. Vì vậy, rủi ro đầu tư luôn tồn tại trong mọi trường hợp. Đó là lý do khiến người đầu tư phải quan tâm đến việc quản lý rủi ro của danh mục đầu tư. 

Ví dụ 1: 

Một người đầu tư dự kiến sẽ đầu tư một khoản tiền trong vòng 5 năm, như vậy kỳ đầu tư của người này là 5 năm. Nếu như người đó đầu tư vào loại trái phiếu kỳ hạn 6 năm thì sau 5 năm, người đó phải bán trái phiếu để thu hồi tiền  về.

Trong trường hợp người đầu tư trên đầu tư vào trái phiếu t hạn 5 năm, không coupon thì khả năng rủi ro là thấp nhất, song điều đó không có nghĩa là không tồn tại rủi ro. Nếu người này mua và nắm giữ trái phiếu trên theo đúng dự kiến (5 năm) thì sẽ không có rủi ro vì tất cả các khoản tiền được xác định và chắc chắn được thu hồi về sau 5 năm; đồng thời ở trường hợp này không phải tái đầu tư lãi coupon vì trái phiếu này không có coupon. Tuy nhiên, nếu sau khi đầu tư được hai năm người đầu tư có việc đột xuất cần tiền hoặc chuyển hướng đầu tư nhằm phòng tránh rủi ro thì phải bán trái phiếu đi và do vậy người đầu tư này hoàn toàn có thể gặp rủi ro về giá. Trong trường hợp ngược lại, khi người đó có nhu cầu Kéo dài kỳ đầu tư thì sẽ gặp rủi ro tái đầu tư. Như vậy, rủi ro luôn tiềm ẩn mọi nơi, mọi lúc. Điều này đòi hỏi và quản lý danh mục đầu tư luôn luôn phải thực hiện chiến  lược phòng tránh rủi ro cho danh mục của mình. 

Rủi  ro hệ thống bao gồm một số loại hình sau: 

– Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường đề cập đến dao động giá hoặc mức độ dao động của giá trị thị. các khoản đầu tư của bạn. B .

-Rủi ro lãi suất: Lãi suất có mối quan hệ chiều với giá trái phiếu. Việc tăng (giảm) lãi suất và A việc giảm (tăng giá trái phiếu. Nếu bạn dự định nắm trái phiếu cho tới khi đáo hạn, thì thay đổi lãi suất trong quá thời kỳ năm giữ trái phiếu sẽ không có liên quan gì : khoản vốn gốc của bạn, vì vào ngày hết hạn bạn sẽ nhận được mệnh giá trái phiếu. Nếu bạn dự định bán trái phiếu trước thời hạn và kể từ ngày bạn mua trái phiếu cho đến thời điểm bạn bán trái phiếu, lãi suất trên thị trường tăng lên, khi đó bạn có thể sẽ phải bán trái phiếu tại mức giá thấp hơn giá bạn mua cũng như thấp hơn mệnh giá trái phiếu mà bạn sẽ nhận được vào ngày đáo hạn trái phiếu, vì vậy tạo ra một khoản lỗ vốn. 

 Mức độ nhạy cảm của giá trái phiếu đối với các thay đổi lãi suất chịu ảnh hưởng của các khoản trả lãi coupon, thời hạn trái phiếu và mức độ thay đổi của lãi suất. Các trái phiếu khác nhau sẽ có những thay đổi giá khác nhau trước các thay đổi về lãi suất. Điều quan trọng là cần xác định xem giá của trái phiếu sẽ phản ứng như thế nào trước thay đổi lãi suất, vì điều này sẽ giúp làm tối đa hóa lợi nhuận/giảm thiểu hóa rủi ro. Hai thước đo chính ước lượng độ nhạy cảm giá trái phiếu trước thay đổi lãi suất là: 

– Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): thể hiện mức độ nhạy cảm của giá trái phiếu trước thay đổi của lãi suất. 

-Độ lồi (convexity): mức độ nhạy cả của thời gian đáo hạn bình quân trước những thay đổi của lãi suất. 

. Rủi ro tái đầu tư: Là loại rủi ro đi kèm với việc | đồ tư các khoản trả lãi coupon hoặc các khoản hoàn trả “, cốc theo một mức lãi suất không biết trước tại một thời điểm trong tương lai. 

. Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng áp dụng cho tất cả các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ như trái phiếu. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định của một nhà quản lý danh mục trong việc lựa chọn một danh mục đầu tư trái phiếu chính là khả năng thanh toán các khoản lãi coupon đúng hạn, đầy đủ và hoàn trả vốn gốc của nhà phát hành trái phiếu. 

Các tổ chức định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất trên thế giới là Moodys, Standard&Poor và Fitch. Rủi ro tín dụng do các tổ chức định mức tín nhiệm xếp hạng nhằm đánh giá khả năng của nhà phát hành trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ. Các mức xếp hạng giúp cho các nhà quản lý quỹ đánh giá được rủi ro tín dụng của một loại chứng Atoàn. Các tổ chức định mức tín nhiệm tiến hành xếp hạng “n dụng đối với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ Công ty dựa vào các phân tích thường xuyên cập nhật đặc điểm, cơ cấu tài chính, cũng như môi trường họat động của  công ty đó. Mức xếp hạng cao nhất của Moodys của S&P là AAA. Theo S&P các mức xếp hạng BB được liệt vào hạng “đầu tư” – tức là nhà phát hành đủ khả năng để thanh toán lãi coupon và hoàn trả vốn gốc đúng hạn. 

 Mức xếp hạng càng thấp, chứng khoán sẽ có mức lãi suất yêu cầu của thị trường Mức lãi suất gia tăng này phản ánh mức rủi ro nhà đầu tư phải chấp nhận khi mua trái phiếu hạng lại một công ty hoặc với mức tín nhiệm cao thấp hơn sẽ tác động tới các chứng khoán đang ly hoặc các chứng khoán do công ty sắp phát hành te tương lai. 

– Rủi ro thanh khoản: đề cập đến khả năng mật khoản đầu tư có thể dễ dàng chuyên sang tiền mặt một cách nhanh chóng hay không. Đối với nhiều loại chứng khoán mức độ thanh khoản sẽ phụ thuộc vào quy mô của thị trường dành cho loại chứng khoán đó. Các trái phiếu Chính phủ được coi là có tính thanh khoản nhất. 

– Rủi ro ngành: Đối với một nhà quản lý danh mục rủi ro này liên quan tới ngành nghề mà nhà quản lý đầu tư vào có hiệu quả hoạt động kém hơn so với các ngành khác. Việc đánh giá rủi ro ngành nghề của danh mục đóng vai trò quan trọng khi các thay đổi trong chênh lệch lợi suất (tức là những thay đổi trong các mức bù rul nhau) bắt đầu biến động mạnh hơn và khi thị trườg

. Rủi ro sự kiện: Là loại rủi ro gây ra bởi sự xuất Lan một sự kiện không liên quan tới thị trường, chẳng hạn như chiến tranh, khủng hoảng chính trị hoặc thảm họa tự nhiên. Những sự kiện này ít khi xảy ra nhưng có những tác đông lớn tới giá chứng khoán. Sự kiện dạng này có thể khiến cho thị trường trái phiếu bước vào thời kỳ tăng nóng (tức là lãi suất giảm khiến cho giá trái phiếu tăng) hoặc có thể khiến cho các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường trái phiếu. Các ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng châu Á năm 1998, sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 khủng bố tấn công nước Mỹ.

Nguồn https://traiphieu.com/