Nhà quản lý tài chính Peter Lynch sinh năm 1944, năm 1968 tốt nghiệp Học viện Wharton thuộc Đại học Pennsylvania; năm 1969 ông là nhà nghiên cứu của Công ty quản lý Fuda; năm 1977 trở thành giám đốc Quỹ Fidelity Megallan; tháng 5 năm 1990 ông từ chức.

Kể từ khi hoạt động, tài sản của quỹ Fidelity từ 20 triệu USD đã tăng lên 14 tỷ USD, thu hút hơn 1 triệu nhà đầu tư và trở thành quỹ đầu tư giàu nhất nhì thế giới lúc bấy giờ.

Trong 13 năm nắm giữ cương vị giám đốc quỹ Fidelity, lợi nhuận trung bình một năm của quỹ tăng lên 29%. Năm 1977, quỹ đón một lượng đầu tư lớn đạt 10.000 USD, đến năm 1990 đạt 280.000 USD.

Ông Peter Lynch được đánh giá là nhà quản lý tài chính số một thế giới.

24 nguyên tắc đầu tư của Peter Lynch

“Thị trường chứng khoán thường xảy ra tình trạng cổ phiếu lao dốc, nhà đầu tư giỏi sẽ biết tìm kiếm cơ hội để mua cổ phiếu tiềm năng với giá rẻ”. Đó là một trong 24 nguyên tắc quý giá mà nhà quản lý tài chính Peter Lynch chia sẻ với nhà đầu tư nghiệp dư.

1. Khi đầu tư, bạn cần có hứng thú và đam mê. Nhưng nếu chỉ yêu thích mà không bỏ thời gian nghiên cứu thì bạn sẽ gặp rủi ro.

2. Nếu chỉ là nhà đầu tư nghiệp dư, hãy phát huy những hiểu biết sẵn có để đầu tư vào những công ty uy tín. Đôi khí, lòng tin đầu tư vững vàng sẽ giúp bạn chiến thắng những đối thủ chuyên nghiệp.

3. Nhà đầu tư nghiệp dư nên học hỏi kế sách của những nhà đầu tư chuyên nghiệp, để đúc rút kinh nghiệm.

4. Cổ phiếu luôn là hình ảnh đại diện cho một công ty, do vậy bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách kinh doanh của công ty trước khi quyết định đầu tư.

5. Sự tăng giảm cổ phiếu liên quan mật thiết đến sự phát triển của một công ty. Giá cổ phiếu lên xuống thất thường, nên không thể khẳng định trong thời gian này cổ phiếu lên thì doanh nghiệp đó sẽ mãi phát triển.

6. Khi quyết định “nuôi” cổ phiếu của một công ty, nhà đầu tư cần theo dõi từng bước phát triển của công ty đó để đánh giá tiềm năng phát triển và diễn biến của thị trường.

7. Kiếm tiền bằng mọi giá luôn nhận sự thất bại. Mọi con đuờng dẫn đến thành công cần phải được trải nghiệm và nghiên cứu kỹ lưỡng.

8. Nuôi cổ phiếu cũng giống như nuôi con, không nên nuôi nhiều để không chăm sóc được chu đáo, cũng như không nên ôm đồm nhiều cổ phiếu trong tay. Bạn chỉ thành công thực sự khi tập trung vào một việc.

9. Nếu vẫn mãi không tìm được cổ phiếu phù hợp để đầu tư thì bạn sẽ dần xa thị trường chứng khoán.

10. Nếu không mạnh dạn đầu tư, bạn sẽ không nắm được tình hình phát triển của công ty chứng khoán. Trước khi mua cổ phiếu, bạn cần tìm hiểu những đặc điểm kinh doanh của công ty đó, xem họ có đủ tiềm năng để đầu tư hay không, điều này sẽ giúp bạn tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

11. Khi mở một tài khoản đầu tư, đôi khi những công ty bình thường có ít người đầu tư lại mang đến cho bạn sự bứt phá kinh ngạc. Tuy nhiên, vẫn theo quy luật chung, bạn cần tìm hiểu họ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

12. Đối với cổ phiếu của một công ty nhỏ, tốt nhất bạn nên chờ đợi sự bứt phá của công ty trước khi quyết định đầu tư.

13. Nếu bạn có ý định đầu tư vào một doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì hãy xem xét khả năng vượt qua thử thách của họ, đồng thời hi vọng đón nhận những tín hiệu tốt mà doanh nghiệp đó mang lại.

14. Khi quyết định bỏ ra 2 triệu đồng để đầu tư 1 cổ phiếu thì nên tính đến việc thu được 100 triệu từ cổ phiếu đó. Chỉ cần “săn” được những cổ phiếu blue chips, tập trung đầu tư thì thời gian mà nhà đầu tư nghiệp dư bỏ ra sẽ ít hơn, kết quả thu được sẽ khả quan hơn.

15. Trong bất cứ ngành nghề nào, nhà đầu từ nghiệp dư có óc quan sát tốt có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển của những công ty lớn, thời gian đầu tư mất nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào họ.

16. Thị trường chứng khoán thường xảy ra tình trạng lao dốc của những cổ phiếu, nhà đầu tư giỏi sẽ biết tìm kiếm cơ hội để mua cổ phiếu tiềm năng với giá rẻ.

17. Mỗi người đều biết nên sử dụng tiền vào lĩnh vực đầu tư nào, tuy nhiên không phải nhiều người mong chờ kiếm tiền qua chơi chứng khoán, có chăng họ chỉ mong chờ kiếm một khoản tiền lớn nhờ chứng khoán.

18. Ai cũng phải do dự trước khi quyết định việc gì. Do vậy, lời khuyên dành cho nhà đầu tư là không nên mạo hiểm để đầu tư vào những công ty đang gặp khủng hoảng.

19. Không ai có thể đoán trước tương lai, song song với việc dự đoán tình hình kinh tế và thị trường, nhà đầu tư nên tính đến những rủi ro mà cổ phiếu có thể đem lại.

20. Thị trường chứng khoán luôn có những phát sinh bất ngờ, đôi khi một cổ phiếu tưởng chừng bình thường nhưng lại được các đại gia chứng khoán săn đón nhiệt tình.

21. Mua cổ phiếu mà không hiểu biết về công ty cũng giống như đọc chữ mà không hiểu gì.

22. Khi bạn nuôi một cổ phiếu có tiềm băng thì cần mất không ít thời gian, tuy nhiên cơ hội kiếm được nhiều tiền sẽ đến với bạn nhiều hơn.

23. Nếu bạn muốn đầu tư cổ phiếu lâu dài, nhưng không muốn mất thời gian và công sức để có mặt trong những giờ học chứng khoán, bạn có thể đầu tư vào những quỹ có mô hình giống đầu tư chứng khoán, sự rủi ro sẽ ít hơn và thu được lợi nhiều hơn.

24. Bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu của những công ty nước ngoài và duy trì thời gian đầu tư dài hơi.

Sau khi về nghỉ hưu, Peter đã chia sẻ kinh nghiệm đầu tư của mình qua những trang sách và bài diễn văn đầy tâm huyết. Ông khuyên những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường tài chính không nên quá đặt nặng vấn đề tài chính và suy nghĩ theo hướng phức tạp. Nếu ai có cách quan sát cuộc sống kỹ càng, nghiên cứu và tin tưởng vào khả năng đầu tư của bản thân thì sẽ trở thành chuyên gia trên thị trường chứng khoán.

Về phần mình, Peter Lynch đã vận dụng những nguyên tắc và kiến thức đầu tư cơ bản nhất để dành được lợi nhuận, mặt khác ông luôn có lòng tin kiên định vào những quyết sách tài chính của mình. Theo ông, nếu so sánh nhà đầu tư cá nhân với các tổ chức đầu tư thì nhà đầu tư cá nhân luôn có ưu thế hơn. Nguyên nhân là do tổ chức đầu tư không muốn hoặc không thể đầu tư vào những mã cổ phiếu không thu hút sự quan tâm của những nhà phân tích hoặc nhà quản lý quỹ mà chỉ tập trung vào những cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao. Do đó, nhà đầu tư cá nhân sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình những mã cổ phiếu tiềm năng.

Có rất nhiều nhà đầu tư coi Peter là bậc thầy tài ba và là tấm gương đầu tư để họ noi theo. Họ luôn nghiên cứu sát sao những tác phẩm của ông như “chiến thắng trên phố Wall” hay “Học cách làm giàu”, v.v… Đây được xem là bảo bối cho những chiến lược đầu tư quan trọng của nhiều người, trong đó Peter đã tổng kết 3 nguyên tắc cơ bản nhất đó là: Chỉ mua những cổ phiếu quen thuộc, tự mình nghiên cứu và đầu tư dài hạn.

1, Chỉ mua cổ phiếu quen thuộc

Peter quan niệm rằng, công cụ lựa chọn cổ phiếu tốt nhất chính là nhận thức từ mắt và tai của nhà đầu tư. Ông tự hào cho rằng, sở dĩ lựa chọn được những mã cổ phiếu tốt là vì ông luôn chú ý tới các tiệm tạp hóa trên đường hoặc khi nói chuyện với bạn bè cũng làm ông nảy ra nhiều ý tưởng đầu tư mới. Rõ ràng là phương pháp đầu tư hoàn toàn đơn giản và ai cũng có thể làm được. Chúng ta có thể phân tích tài liệu qua những phương thức giản dị từ cuộc sống hàng ngày như xem tivi, đọc tạp chí, nghe quảng cáo, v.v…Các công ty chứng khoán trên thị trường cũng là nguồn tin đáng tin cậy khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ, nếu sản phẩm và dịch vụ này thu hút bạn thì coi như bạn đã chọn được cho mình địa chỉ đầu tư phù hợp.

Đối với nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những mã cổ phiếu quen thuộc, khi bạn đã hiểu rõ về công ty và quá trình phát triển của nó.

Hiện nay, có quá nhiều mã cổ phiếu thuộc nhiều ngành nghề được niêm yết trên sàn, nhà đầu tư cá nhân từ đó thỏa sức nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn những mã phù hợp với mình thông qua kênh thông tin và nguồn tư liệu. Thậm chí họ có thể học hỏi kinh nghiệm của các nhà đầu tư đi trước. Do vậy, mỗi người đều cần trang bị cho mình nhiều kiến thức từ thực tế hơn là lý thuyết, họ cũng nên quan sát từ cuộc sống xung quanh. Chính những nhận thức tưởng chừng đơn giản đó lại vô tình giúp bạn có những cơ hội đầu tư tuyệt vời.

2, Tự mình nghiên cứu

Quan sát thực tế, dựa vào sở thích cá nhân để nghiên cứu tư liệu chỉ là bước khởi đầu của cả quá trình đầu tư. Peter Lynch cho rằng đó là nền tảng để nhà đầu tư dựa vào đó vạch ra những chiến lược đầu tư hợp lý. Muốn làm được điều đó thì họ chứ không ai khác phải bỏ thời gian ra nghiên cứu kỹ càng mọi chính sách, quy định và xu hướng phát triển của thị trường. Những tiêu chuẩn dưới đây đã được nhà đầu tư tài ba đúc rút từ chính kinh nghiệm cá nhân của mình.

Tổng tỷ lệ lợi nhuận: Một sản phẩm được nhiều người yêu thích sẽ khiến bạn có cảm tình với công ty sản xuất ra nó. Nghiên cứu kỹ về công ty sẽ giúp bạn dự đoán được sản phẩm của họ liệu có mang lại lợi nhuận trong tương lai hay không? Một sản phẩm tốt cùng mức tiêu thụ tăng dần theo từng ngày tương đương với việc đạt 10% tỷ lệ lợi nhuận sẽ mang đến lợi tức của công ty đó. Tổng tỷ lệ lợi nhuận thấp đồng nghĩa với sự nghiệp kinh doanh của công ty đó đi xuống. Không chỉ vậy, những yếu tố phát sinh bên trong cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty, từ đó làm giảm sút giá trị của mã cổ phiếu niêm yết trên sàn. Do vậy, không chỉ căn cứ theo tình hình tiêu thụ và sự đón nhận của mọi người đối với sản phẩm mà quyết định đầu tư, bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu tỷ lệ lợi nhuận và khả năng kinh doanh của công ty đó.

Tỷ số PEG (giá/thu nhập mỗi cổ phiếu/tốc độ tăng trưởng thu nhập) là một công cụ giúp nhà đầu tư có thể tìm thấy các cổ phiếu đang bị định giá thấp. Tỷ số này góp phần quyết định bộ mặt của công ty trước công chúng, không chỉ ấn định sản phẩm của công ty có được yêu thích mà nó còn chỉ ra quá trình kinh doanh của công ty có tốt hay không? Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra sự lựa chọn của mình. Peter phát minh ra tỷ số này cho thấy những kỳ vọng của nhà đầu tư đã được tính trong cổ phiếu như thế nào. Bạn nên tìm kiếm những công ty có mức tăng trưởng thu nhập cao và được định giá hợp lý.

3, Đầu tư dài hạn

Peter từng nói: “Không nên quan tâm đến những nhân tố phát sinh ngẫu nhiên mà sự thể hiện của mỗi mã cổ phiếu sẽ tương ứng với mức dự báo sự phát triển của nó trong 10-20 năm cũng như đánh giá sự tăng hay giảm của cổ phiếu trong vòng 2-3 năm nữa, nó không giống việc tung đồng xu lên xem theo phán đoán may rủi.

Theo Peter, nếu nhà đầu tư không tìm hiểu địa điểm mua vào cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế mà chỉ căn cứ vào những thay đổi của các công ty chứng khoán thì không thể bán cổ phiếu ra.

Có thể thấy, những phương pháp mà Peter đưa ra sẽ giúp nhà đầu tư nắm được những bước đầu tư phù hợp nhất với hoàn cảnh và khả năng của mình. Theo ông, đầu tư chính là một phương thức của cuộc sống, ở đó có sự tích lũy tiền bạc nhưng cũng chứa đựng nhiều điều hấp dẫn thú vị.

Nguồn tin: traiphieu.com