Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự gặp phải những thách thức ngày càng gia tăng của các rủi ro trong kinh doanh như rủi ro về lãi suất và tỷ giá.

Nhưng đáng ngạc nhiên là các doanh nghiệp hầu như chưa thực sự làm gì để đối phó với các rủi ro này. Một số rất ít doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng cũng chỉ biết sử dụng đến hợp đồng kỳ hạn. Các hợp đồng phái sinh phức tạp hơn, chẳng hạn như quyền chọn tiền tệ hầu như ít có doanh nghiệp nào sử dụng.

Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa sử dụng phổ biến công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro kinh doanh.

1.1.Tổng quan về công cụ tài chính phái sinh:

1.1.1.Khái niệm về công cụ tài chính phái sinh:

Khái niệm:

            Công cụ phái sinh có thể dựa trên:

            + Tài sản thực là các tài sản vật chất bao gồm nông sản, kim loại, và các nguồn năng lượng.

            + Tài sản tài chính là cổ phiếu, trái phiếu/ các khoản vay và tiền tệ.

            Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phái hành trên cơ sở những công cụ tài chính như trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán và lãi suất nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận.

1.1.2. Phân loại công cụ tài chính phái sinh cơ bản:

1.1.2.1.Hợp đồng kỳ hạn:

            Khái niệm:

            Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên- người mua và người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay.

            Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực hiện, người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ. 

            Đặc điểm:

            -Hợp đồng kỳ hạn thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung, không có một qui định/thể chế nào bắt buộc đối với các giao dịch giữa các tổ chức/cá nhân. Các hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng “song phương”, thực hiện vô điều kiện. Theo đó, hai bên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định trong hợp đồng.

            -Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ thế đoản vị(short position).

            -Không thực hiện thanh toán bù trừ hàng ngày và giá trị khác “0” chỉ được hạch toán vào ngày đáo hạn cho bên thắng (+) và bên thua (-) nếu hợp đồng được thực hiện thành công.

            Ví dụ: Ngày 18/1/200x, Công ty A đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 18/7/200x, tức là 6 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỉ giá USD/VND =20.400 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán 18/7/200x là chưa biết. Để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty liên hệ với Ngân hàng Eximbank để bán 200.000 USD, kỳ hạn 6 tháng. Sau khi tính toán, Ngân hàng chào tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng là 20.700. Vậy với tỉ giá này, công ty A  biết chắc  sau 6 tháng, doanh thu xuất khẩu của mình sẽ thu về là:

200.000USD X 20.700VND = 4.040.000.000VND

bất chấp tỉ giá giao ngay trên thị trường lúc đến hạn thanh toán là bao nhiêu đi nữa. 

1.1.2.2.Hợp đồng giao sau(tương lai):

            Khái niệm:  

            Cũng là hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận vào ngày hôm nay.

            Đặc điểm:

            – Các hợp đồng được giao dịch trên sàn giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toán hàng ngày. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống với hợp đồng kỳ hạn.

            – Về bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn. Mặc dù vậy, không giống với hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn giao dịch giao sau. Người mua hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ mua hàng hoá vào một ngày trong tương lai, có thể bán hợp đồng trên thị trường giao sau. Điều này đã làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng hoá. Ngược lại, người bán hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ bán hàng hoá vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau. Điều này làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ bán hàng hoá.

            Hầu hết các hợp đồng tương lai được thực hiện qua trung tâm thanh toán bù trừ và phải trả phí. Các bên tham gia phải có tiền đặc cọc/ký quĩ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Bù lại hai bên “mua” và “bán” hợp đồng không nhất thiết phải biết nhau (tiết kiệm được chi phí “tìm nhau”) mà chỉ cần trao đổi qua trung gian. Sau khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền này sẽ được hoàn trả do đó thị trường tương lai bảo đảm an toàn cho các giao dịch. Trên thực tế, chính nơi giao dịch của các NHTM cũng đồng thời là “sàn” giao dịch các hợp đồng tương lai, và khi đó, NHTM đảm nhiệm luôn vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ để làm dịch vụ cho khách hàng, hoặc tự mình kinh doanh với khách hàng. Khi tự mình kinh doanh, các NHTM thường “nhường” cho khách hàng đóng vai trò chọn trước là người mua hay là người bán còn bản than mình sẵn sang làm đối tác. Khi đó, các ngân hàng thông thường sẽ giữ vị thế sở hữu hàng hoá ngược với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay.

            Ví dụ:

            Khi ngân hàng là người mua trái phiếu trên thị trường giao ngay, thì cùng lúc đó ngân hàng sẽ ký luôn hợp đồng bán trái phiếu trên thị trường tương lai. Nếu đến thời điểm đáo hạn, lãi suất trên thị trường giao ngay giảm thì khoản lợi nhuận thu được từ thị trường tương lai sẽ bù đắp cho mức biến động lãi suất trên thị trường giao ngay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro lãi suất.            

1.1.2.3.Hợp đồng quyền chọn:

            Khái niệm:

            Hợp đồng quuyền chọn là hợp đồng cho phép người mua quyền chọn quyền(không phải nghĩa vụ) mua (call) hoặc quyền bán (put) một công cụ hoặc một tài sản gốc theo giá cụ thể – giá thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai.

            Có hai loại hợp đồng quyền chọn:

            + Hợp đồng quyền chọn mua (call): là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.

            + Hợp đồng quyền chọn bán (put): là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng

            Đặc điểm:

            – Khác với hợp đồng kỳ hạn là quyền chọn hầu như chỉ giao dịch ở các thị trường có tổ chức, và người mua quyền chọn phải trả một phí quyền. “Nhờ” có phí đặc cọc nên hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm.

            – Hợp đồng quyền chọn chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu không thực hiện quyền chỉ mất phí quyền chọn.

            -Giá trả cho quyền này, ngoài giá chính thức chỉ biết được từ hiệu số rủi ro kỳ vọng trong hợp đồng xác định trước rủi ro thực lúc đáo hạn thì người mua quyền còn phải trả trước phí đặt cọc cho người bán(premium). Phí đặc cọc, hay phí cuộc chơi chính là một bộ phận của giá để nhận ra năng lực dự báo rủi ro của người mua, do đó, phí đặc cọc trở thành giới hạn thấp nhất của rủi ro nếu người mua quyền “thua cuộc” và từ chối thực hiện hợp đồng vào thời điểm nào đó trong giới hạn thời gian hiệu lực của hợp đồng.

            Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn:

            + Quyền chọn theo kiểu Mỹ: thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.

            + Quyền chọn theo kiểu Châu Âu: là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn.

            Thực tế hiện nay trên các thị trường chứng khoán, hầu hết chỉ thực hiện theo kiểu Mỹ.

            Ví dụ: Một người đầu tư mua 100 cổ phiếu dưới hình thức hợp đồng lựa chọn kiểu Châu âu với giá định trước là 100 USD/1 cổ phiếu, ngày đáo hạn là 2 tháng và quyền phí là 5 USD. Giả sử đến ngày đáo hạn giá cổ phiếu cổ phiếu thấp hơn 100 USD, thì nhà đầu tư có thể sẽ từ chối không mua và chịu mất 500 USD quyền phí (5×100). Trong trường hợp giá cao hơn nhà đầu tư sẽ thực hiện hợp đồng.

1.1.2.4. Hoán đổi (Swap):

            Khái niệm:

            Hoán đổi là công cụ phổ biến nhất. Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền.

            Đặc điểm:

            – Hoán đổi là giao dịch trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn.

            – Hạn chế của thị trường này khi muốn giao dịch, một bên đối tác phải tìm được đối tác bên kia đang sẵn sàng làm đối tác giao dịch 

            Ví dụ: Một bên đối tác hiện đang nhận được một dòng tiền từ một khoản đầu tư nhưng lại thích loại khoản đầu khác với dòng tiền không giống với dòng tiền của khoản đầu tư họ đang thụ hưởng. Bên đối tác này liên lạc với một dealer hoán đổi, thường đó là một công ty hoạt động trên thị trường OTC. Họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch. Thực ra mà nói, bên đối tác và dealer đã hoán đổi dòng tiền cho nhau. Tuỳ thuộc vào sau đó, giá hoặc lãi suất thay đổi như thế nào, một bên sẽ thu được lợi nhuận hay bị lỗ. Lãi của bên này chính là từ khoản lỗ của bên kia.      

1.2.Thị trường công cụ tài chính phái sinh:

1.2.1.Khái niệm:

            Thị trường công cụ phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những công cụ  mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác.

            Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ gì đó cho bên kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với giả rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất.

1.2.2.Phân loại thị trường:

1.2.2.1.Sở giao dịch

            Thị trường tập trung còn gọi là Sở giao dịch là thị trường mà việc giao dịch mua bán  đươc thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định.  

            Ví dụ:

            Thị trường chứng khoán mua bán hợp đồng trong tương lai là Hội đồng mậu dịch Chicago (Chicago Board of trade-CBOT).

            Sở thương mại Chicago – Chicago Mercantila Exchange – CME).

            Sở giao dịch các hợp đồng tương lai Luân đôn.

1.2.2.2.Thị trường OTC

            Thị trường phi tập trung là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định. Trên thế giới, thị trường phi tập trung được tổ chức dưới hình thức một thị trường giao dịch (qua quầy-over the counter market)

1.3.Chủ thể tham gia vào thị trường công cụ tài chính phái sinh:

            Chủ thể tham gia thị trường gồm mọi thể nhân và pháp nhân có tham gia trên thị trường tài chính như: Chính phủ, Ngân hàng trung ương, Định chế tài chính là ngân hàng và phi ngân hàng,  những người quản lý vốn của doanh nghiệp, các doanh nhân, các nhà buôn, các nhà môi giới, và cả  những nhà đầu tư cá nhân

1.4.Bản chất và vai trò của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro:

            – Quản trị rủi ro:

            + Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.

            + Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi ngưòi muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiền hành việc chuyển giao một phần rủI ro của mình cho đối tác.

            + Không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những ngườI không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội.

            – Thông tin hiệu quả hình thành giá

            + Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay.

            + Trên thế giớI, thị trường giao sau thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá  giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.

            – Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả:

            + Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.
+ Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn.
+ Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận.
Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó.

1.5. Lợi ích từ công cụ tài chính phái sinh:

            Là một bộ phận của Hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh và phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh hiệu quả là thể hiện mức độ cao và chiều sâu của phát triển Hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn. Cụ thể lợi ích của phát triển công cụ phái sinh, phát triển thị trường công cụ phái sinh hiệu quả được trình bày ngắn gọn như sau:

         – Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành Hệ thống thanh toán thông suốt).

         – Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể mua/ bán công cụ phái sinh với 2 mục đích: mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính; mục đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất/ ngoại tệ/ hàng hóa/ chứng khoán… Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/ các rủi ro tài chính.   

        – Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính: Các lợi ích thu được khi ứng dụng công cụ phái sinh cũng tương tự doanh nghiệp. Hơn thế nữa, với vai trò của trung gian tài chính, các tổ chức này có thể tăng nguồn thu từ thu phí với tư cách của người môi giới; đặc biệt, khả năng mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác của tổ chức tài chính như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn… cũng tăng cao và hiệu quả hơn.

1.6.Rủi ro khi thực hiện công cụ tài chính phái sinh

               Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh và hoạt động của thị trường công cụ tài chính phái sinh cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng rất lớn, thậm chí khi rủi ro xảy ra có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản hoặc khủng hoảng tài chính…nếu hoạt động của doanh nghiệp, của tổ chức tài chính, của thị trường không hiệu quả. Chính vì vậy, từng nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cần phải hiểu rõ về bản chất và những rủi ro gia tăng từ công cụ tài chính phái sinh.

            Ví dụ:

            Nếu xét riêng lẻ một nghiệp vụ quyền chọn: đối với người mua quyền chọn mua, lỗ nhiều nhất là mức phí quyền chọn, lãi thì có thể rất lớn:

Sơ đồ 2: Khả năng lãi/ lỗ của người mua quyền chọn mua ngoại tệ

Các loại rủi ro tiềm tàng khi mua/bán/ giao dịch các công cụ tài chính phái sinh:

            –Rủi ro tín dụng: Rủi ro mà một bên đối tác đối với một công cụ phái sinh là nguyên nhân gây ra thất thoát tài chính cho đối tác khác do không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

            –Rủi ro thị trường: Rủi ro mà giá trị thị trường hay dòng tiền tương lai của một công cụ phái sinh bị dao động do những thay đổi về giá thị trường, gồm các loại: rủi ro lãi suất; rủi ro tỷ giá; rủi ro giá cả khác.

            –Rủi ro thanh khoản: Rủi ro do gặp phải khó khăn trong việc hoàn thành các nghĩa vụ đi kèm với trách nhiệm tài chính khi mua/ bán công cụ tài chính phái sinh.

            –Tập trung rủi ro: tập trung rủi ro gia tăng từ các công cụ tài chính phái sinh có những tính chất tương tự và chịu ảnh hưởng tương tự do những thay đổi trong điều kiện kinh tế và các điều kiện khác.

            –Rủi ro hoạt động: Rủi ro thiệt hại xuất phát từ quy trình hoạt động nội bộ, con người, và Hệ thống không hoạt động hoặc không đầy đủ hoặc từ các sự kiện bên ngoài liên quan đến hoạt động mua/ bán các công cụ phái sinh.