Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh là bước đi quan trọng trong quá trình hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam theo thông lệ quốc tế, giúp cải thiện cơ sở nhà đầu tư đồng thời thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó sẽ thúc đẩy thanh khoản trên thị trường chứng khoán vốn là kênh dẫn vốn của nền kinh tế.

Do giá cổ phiếu biến động liên tục trong phiên, nên để danh mục đầu tư đảm bảo đúng hệ số beta như kỳ vọng ban đầu nhà đầu tư xây dựng danh mục thì bắt buộc họ phải daytrading hợp đồng tương lai chỉ số.

Với mức phí và thuế phổ biến 20.000 đồng/HĐTL như hiện tại là quá cao, làm giảm đi ý nghĩa của thị trường phái sinh. Ví dụ: 1 hợp đồng phải ký quỹ 15 triệu đồng, để daytrading mở 5 vị thế và đóng 5 vị thế kết thúc chu kỳ đưa hệ số beta của danh mục đầu tư về đúng với kỳ vọng, nhà đầu tư đã mất 200.000/15 tr. Chi phí vào khoảng 2,2%/ngày >>> chỉ cần 2 tháng là mất vốn. Không hiểu nhà quản lý nghĩ gì? Mời các nhà đầu tư huyền thoại trên thế giới xem có chiến thắng được chi phí cắt cổ như trên không?

Để nhà tạo lập không phải đứng ra là người tạo thanh khoản hoặc người “cân vị thế” cuối cùng trong các kỳ đáo hạn thì cần ngay việc giảm phí, thuế và nới điều kiện để các công ty chứng khoán nhỏ có thể tham gia thị trường phái sinh.

Nhà tạo lập sẽ tăng được quy mô thu thuế và phí mặc dù giảm tỷ suất thu trên 1 đơn vị hợp đồng. Ngược lại, nhà tạo lập còn phải mang tiền nhà ra cân vị thế còn nhiều, rồi thua lỗ sẽ sinh ra những trò “xấu” trong mắt nhà đầu tư. Đặc biệt, thị trường chứng khoán bây giờ có những “NGƯỜI RẤT ĐẶC BIỆT” tham gia, trò xấu diễn ra nhiều quá sẽ có lúc…

Hơn lúc nào hết, các nhà quản lý cần nhanh chóng hạ các tiêu chuẩn để các công ty chứng khoán dù lớn hay nhỏ vẫn có thể tham gia được thị trường phái sinh, miễn sao các nhà quản lý quản trị được rủi ro. Các hiệp định mà Việt Nam tham gia đều có cam kết mở cửa thị trường chứng khoán theo lộ trình, chúng ta không còn nhiều thời gian để bàn, để quan ngại.

Tác giả: Sống mãi vì niềm đam mê