“Chứng khoán phải sinh” là thị trường cho phép nhà đầu tư có thể thực hiện các nghiệp vụ đầu tư:

1. Bán khống:

2. Đòn bẩy cao:


3. Giao dịch T+0 và chủ động kiểm soát toàn bộ rui ro:
 
Chứng khoán phái sinh không sợ bị các lãnh đạo doanh nghiệp giao dịch nội gián, không bị các ‘đội lái’ thao túng, không sợ tự doanh các công ty chứng khoán xả hàng, phản ánh chính xác kỳ vọng của các nhà đầu tư về nền kinh tế quốc dân.  Từ những ưu điểm đó mà các nước trên thế giới phát triển rất mạnh thị trường phái sinh, chúng tôi xin đưa số liệu về những sàn chứng khoán phái sinh tiêu biểu. 
 
DƯỚI ĐÂY LÀ TOP 10 SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Giá trị vốn hóa trên 16.000 tỷ USD, NYSE hiện là sàn chứng khoán lớn nhất thế giới, theo sau là Nasdaq và Tokyo.
1. Sàn chứng khoán New York (NYSE)
Giá trị vốn hóa: 16.613 tỷ USD
Năm thành lập: 1792
Phố Wall (New York, Mỹ) được mệnh danh là “Thánh địa của thương mại quốc tế”. Trong năm 2013, giá trị giao dịch trung bình ngày trên sàn NYSE đạt trên 169 tỷ USD.
 
2. Sàn giao dịch Nasdaq
Giá trị vốn hóa: 4.582 tỷ USD
Năm thành lập: 1971
Sàn Nasdaq hiện thuộc sở hữu của Tập đoàn Nasdaq OMX. Tập đoàn này điều hành mạng lưới gồm nhiều sàn chứng khoán, trong đó có các sàn ở 8 nước châu Âu. Đây cũng là sàn chứng khoán đầu tiên ở Mỹ cho giao dịch trực tuyến.

3. Sàn chứng khoán Tokyo

Giá trị vốn hóa: 3.478 tỷ USD
Năm thành lập: 1878
Đây là sàn chứng khoán lớn nhất châu Á với trên 2.200 công ty niêm yết, tính đến năm 2012. Năm ngoái, sàn Tokyo còn sáp nhập với Sàn chứng khoán Osaka.

4. Sàn chứng khoán London

Giá trị vốn hóa: 3.396 tỷ USD
Năm thành lập: 1801
Đây là một trong những sàn chứng khoán lâu đời nhất thế giới. Hiện sàn London có khoảng 3.000 công ty niêm yết từ 70 nước trên toàn cầu.

5. Sàn EuroNext

Giá trị vốn hóa: 2.930 tỷ USD
Năm thành lập: 2000
EuroNext được đặt tại Amsterdam (Hà Lan) và là sàn giao dịch của nhiều nước châu Âu. Sàn này có chi nhánh tại nhiều nước như Bỉ, Pháp, Bồ Đào Nha và Anh. Sau khi sáp nhập với Tập đoàn NYSE (Mỹ) năm 2007, EuroNext đã thực sự thành sàn chứng khoán toàn cầu.

 
6. Sàn chứng khoán Hong Kong

Giá trị vốn hóa: 2.831 tỷ USD
Năm thành lập: 1891
Đây là sàn chứng khoán lớn nhất Trung Quốc với 1.470 công ty niêm yết từ nhiều nước trên thế giới. Ban đầu, sàn này có tên “Hiệp hội các nhà môi giới Hong Kong”, sau đó được đổi tên như hiện nay năm 1914.
 
7. Sàn chứng khoán Thượng Hải

Giá trị vốn hóa: 2.547 tỷ USD
Năm thành lập: 1990
Đây là sàn chứng khoán lớn thứ hai Trung Quốc và thứ 3 châu Á, hiện được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc. Do chịu sự giám sát của Chính phủ, sàn này không mở cửa hoàn toàn với nhà đầu tư nước ngoài và có tổng cộng 861 công ty niêm yết.
 
8. Sàn chứng khoán Toronto

Giá trị vốn hóa: 2.058 tỷ USD
Năm thành lập: 1852
Đây là sàn chứng khoán lớn nhất Canada và thứ 3 Bắc Mỹ, hiện được quản lý bởi Tập đoàn TMX. Sàn này hiện có trên 1.500 công ty niêm yết từ châu Âu, Canada và Mỹ, chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.
 

9. Sàn chứng khoán Deutsche Börse (Đức)


Giá trị vốn hóa:1.486 tỷ USD
Năm thành lập: 1994
Sàn chứng khoán Đức có nhiều chi nhánh tại các nước châu Âu, như Luxembourg, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Đây cũng là một trong số ít các sàn giao dịch trên thế giới có liên hệ với các tổ chức từ thiện.

 

10. Sàn chứng khoán Australia (ASX)


Giá trị vốn hóa: 1.386 tỷ USD
Năm thành lập: 1861
Giá trị giao dịch trung bình trong ngày: 4.685 tỷ USD
Đây là sàn chứng khoán đầu tiên của Australia, đặt tại Melbourne. Kể từ khi thành lập, ASX đã có rất nhiều thay đổi và năm 2006 còn được sáp nhập với Sàn giao dịch tương lai Sydney.