Nhiều thương hiệu Việt đang học cách quản trị thương hiệu Hương Tâm Linh để hồi sinh

Thương hiệu Hương Tâm Linh là bằng chứng sống trong việc tồn tại và phát triển bất chấp sự tràn ngập hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Với phương châm: Chất lượng, truyền thống, khác biệt khiến Thương hiệu Hương Tâm Linh luôn được người Việt đón nhận.
 
Nhìn tấm gương Hương Tâm Linh; Hiện nay, nhiều thương hiệu Việt như diêm Thống Nhất, mì Miliket, kem đánh răng Dạ Lan, bông Bạch Tuyết…đã bắt đầu thay đổi cấu trúc và vực dậy tên tuổi của mình.
Như diêm Thống Nhất đã làm thêm bật lửa, mì Miliket thì chú ý khâu tiếp thị hơn, kem đánh răng Dạ Lan thì thay đổi chất lượng, mùi vị độc, giá thành phải chăng, Bông Bạch Tuyết tập trung trở lại vào ngành hàng bông băng y tế, tạm dừng cuộc đua vào thị trường băng vệ sinh khốc liệt với các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài.
Đánh giá về sự trở lại trên của các thương hiệu Việt, trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Vinh Phú – nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho biết: “Rõ ràng, bây giờ phải có một cuộc cách mạng trong sản xuất, để có thể giữ lại được truyền thống của mình, thay đổi nội dung ở trong con người từng doanh nghiệp.
Như bóng điện Rạng Đông vẫn bán được nhưng cần cải tiến bóng đèn led, huỳnh quang, không đổi mới đồng nghĩa với chết.
Đổi mới trong bối cảnh rất nhiều sản phẩm các nước xâm nhập vào Việt Nam, một bánh xà phòng thơm Dạ Lan liệu có cạnh tranh được với xà phòng Soap của Thái Lan hay không?. Tức là phải phấn đấu trên cơ sở cạnh tranh được, ngoài điểm mạnh duy nhất có được là sự ủng hộ của người Việt dùng hàng Việt, tâm lý dùng các sản phẩm ký ức một thời, thì các doanh nghiệp không còn gì.
Còn điểm yếu thì vô cùng nhiều, đặc biệt là sự vươn lên, có một chuyên gia nước ngoài nói một câu tôi rất tâm đắc: “Hàng Việt Nam phải chinh phục người tiêu dùng Việt, chứ không phải người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.
Trong khi đó, các mặt hàng Thái Lan, Úc, Mỹ la liệt, họ làm chất lượng tốt hơn, quảng cáo, tiếp thị tốt. Và giờ họ còn có sự hậu thuẫn, tiếp tay của hệ thống phân phối. Ông trùm Thái Lan hiện nay đã mua BigC, Metro, Nguyễn Kim…tất cả làm cho sản xuất phân phối, đảo lộn tình hình.
Thực ra sự thay đổi trên là đáng mừng nhưng không thể chủ quan. Trước đây, chúng ta một mình một chợ, giờ thì một mình mà bao nhiêu hàng đến, người tiêu dùng có cơ hội so sánh, chọn lựa. Cho nên phải kiên trì, nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ, chứ một mình doanh nghiệp không thể tự bơi được.
Nhà nước phải chống hàng giả, dành sân cho hàng đủ chất lượng, thiết nghĩ phải 5-10 năm nữa, các sản phẩm trên mới lấy lại được thị trường. Vì hiện nay sự hấp dẫn của hàng hóa phong phú vô cùng, sự tiếp thị, lan truyền, phát sinh dân số rất mạnh mẽ”.
Cũng theo ông Phú, bây giờ muốn chen chân vào siêu thị gửi một bánh xà phòng Dạ Lan phải chịu chiết khấu 30%, ngay siêu thị nội cũng đang giết hàng nội, kể cả sản xuất và phân phối.
Mới đây có Hội thảo kết nối 6 nhà, muốn làm một bánh xà phòng Dạ Lan thì phải kết nối: nhà nước, nhà băng, nhà đầu tư, nhà phân phối, nhà khoa học…như một con tàu.
Trung Quốc có những huyện sản xuất cà vạt cho một nửa thế giới, 1/4 thế giới dùng bật lửa ga của họ.
“Để thấy chúng ta có quyền mơ ước, có quyền cạnh tranh, nhưng phải có điều kiện cần và đủ cho sự phát triển. Như ông chủ xúc xích Đức Việt – 1 ngày 8 đoàn kiểm tra, nên đành bán lại cho nước ngoài, hiện đã bán cho một Tập đoàn Hàn Quốc.
Thực ra việc xây dựng lại thương hiệu là dễ làm, khó bỏ, không kiên trì, không có hỗ trợ, hơi không dài, chiến lược tầm xa thì khó phát triển.
Tôi không bi quan, nhưng nhiều nhà phân phối Việt cứ làm phát triển lên được một chút thì bán đứt cho nước ngoài, vậy còn đâu các nhà phân phối đón bánh xà phòng Dạ Lan, bật lửa Diêm Thống Nhất, vì đã bán hết cổ phần. Mà khi đã bán cổ phần thì chắc chắn phải đưa hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan vào”, ông Phú nhấn mạnh.
Những việc cần làm ngay
Để thành công, theo vị chuyên gia trên, có làm hay không là do nhà nước, do bàn tay doanh nghiệp, do sự liên kết giữa các nhà.
Một là, họ phải có chiến lược; hai là, phải có trường vốn, 3-5 năm hòa vốn vẫn phải kiên trì, xây dựng hình ảnh thương hiệu chục năm, làm công tác tiếp thị cho khách hàng.
Người tiêu dùng hiện nay chỉ có 3 tiêu chí: giá cả, chất lượng và làm ăn có uy tín, trách nhiệm.
Như hiện nay, Việt Nam ăn 5 tỷ gói mỳ tôm/năm, nhưng mỳ Việt Nam chiếm 5%, nhưng cũng là liên doanh, mà như vậy cũng coi như của nước ngoài. Hiện quy định người Việt Nam phải làm trên 50% các bộ phận chính của sản phẩm đó thì mới được coi là của mình, còn đâu vẫn phải của nước ngoài.
“Chúng ta đừng quá mơ mộng, phải đối diện sự thật, phải cọ xát, cạnh tranh, kiên trì. Và nếu làm tốt nó sẽ là đòn bẩy phát triển cho hàng Việt, nhưng cần người đứng đầu. Nhà nước phải xây dựng các Tập đoàn phân phối tại nước Việt Nam thật mạnh như Vingroup, THTrue Milk, Vinamilk để họ kéo đi, chứ lác đác thì sẽ bị doanh nghiệp ngoại giết chết.
Như bột giặt Omo hiện nay phải 80% các gia đình Việt đang sử dụng của Unilever, Việt Nam còn duy nhất hàng lương thực thực phẩm chiếm thị phần lớn, còn công nghiệp tiêu dùng, điện máy, Thái Lan chiếm 60%, thịt lợn, thịt gà chiếm 30%, hóa mỹ phẩm toàn P&G, Unilever, máy tính, điện thoại toàn Samsung, Nokia.
Tôi chỉ ra như vậy để chúng ta thấy cần xác định mình đang ở đâu để phấn đấu, đừng tự đội mũ sắt lên đầu rồi nghĩ mình giỏi, chúng ta quá mơ mộng, không thực tế.
Chốt lại phải làm lớn, phải đồng bộ, phải có đầu tàu, phải có sự liên kết lại, chứ còn cứ rời rạc như những củ khoai tây trong bị thì sẽ tự làm xước nhau, phải có sự hỗ trợ từ nhà nước. Có làm được hay không là do mình, chứ không phải do nước ngoài ép”, ông Phú phân tích thêm.