Mô hình giá tiếp diễn cho thấy có một khoảng dừng trong xu hướng, báo hiệu hướng trước đó sẽ xuất hiện trở lại sau một khoảng thời gian. Chúng ta hãy cùng xem các mô hình sau: các kênh giá, tam giác cân và cờ & cờ hiệu.
Các kênh giá
Một kênh giá là một mô hình giá tiếp diễn được kết nối bởi một đường xu hướng và một đường hồi lưu. Một kênh giá có thể đi lên (mô hình tăng dần), xuống (mô hình xuống dần) hoặc không có gì cả (mô hình chữ nhật). Tùy thuộc vào hướng của kênh giá, mỗi đường có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc đối kháng.
+ Một kênh giá tăng dần được xem như có khuynh hướng tăng. Các nhà kinh doanh (Trader) sẽ mua khi giá chạm đến vùng hỗ trợ của đường xu hướng và chốt lời khi giá chạm đến vùng đối kháng của đường hồi lưu.
+ Kênh giá giảm dần được xem như có khuynh hướng giảm. Các nhà kinh doanh sẽ bán khi giá chạm đến vùng đối kháng của đường xu hướng và chốt lời khi giá chạm vùng hỗ trợ của đường hồi lưu.
+ Các mô hình hình chữ nhật thì không thuộc xu hướng mua vào hay bán ra, nhưng chỉ đơn giản cho thấy một sự ngưng lại trong xu hướng cơ sở.
Để vẽ một kênh giá thuộc xu hướng tăng, cần có ít nhất hai giá higher-low và hai đường song song higher-high. Trái lại, để vẽ một kênh giá thuộc xu hướng giảm, cần có hai giá lower-high và hai đường song song, hoặc lower-low.
Mặc dù các kênh giá thường được gọi là các mô hình giá tiếp diễn, cũng có vài ngoại lệ khi một xu hướng đảo chiều có thể xảy ra. Trong những trường hợp đó, giá thường không chạm được vào đường hồi lưu trước khi rơi vào một trạng thái có thể gọi là dấu hiệu của một sự đảo chiều sắp xảy ra.
Các kênh giá cũng có các biểu hiện về định lượng. Một khi hoạt động của giá xuyên qua đường kênh, giá thường di chuyển ở một khoảng cách bằng với ít nhất là độ rộng của kênh.
Vì phân tích kỹ thuật cũng chỉ như là một khoa học, nên sẽ có sự linh động. Ngay cả khi những lần tiếp xúc đường xu hướng chính xác là lý tưởng đi chăng nữa, còn tùy thuộc vào mỗi người khi phán đoán sự liên hệ và xác định vị trí của cả đường xu hướng và đường kênh. Với cùng dấu hiệu này, một đường kênh song song hoàn toàn với đường xu hướng chính là lý tưởng.
Tam giác cân
Tam giác cân là một mô hình giá tiếp diễn đã phát triển trên thị trường mà dường như không theo hướng nào. Mô hình này chứa ít nhất hai giá lower-high và hai giá higher-low trông như sắp tiếp xúc với nhau. Khi các đường nối những điểm này được nới rộng, chúng giao nhau và tạo thành một tam giác cân.
Tam giác cân có cả biểu hiện đo lường và định thời gian. Khi mô hình hoàn tất, giá và lượng giảm trước khi cả hai yếu tố này đều vận động mạnh để vượt ra khỏi đường biên của tam giác. Khi chúng vượt ra, giá có khuynh hướng di chuyển ở một khoảng cách bằng với đáy tam giác hoặc nhiều hơn (xem ví dụ bên dưới). Dưới góc nhìn thời gian, sự phá vỡ tam giác nên xảy ra ở khoảng giữa và hai phần ba dọc theo khoảng cách từ đáy đến đỉnh, nghĩa là chiều cao của tam giác.
Sự phá vỡ có thể xảy ra ở cả hai cạnh phía ngoài tam giác. Trong trường hợp tam giác cân theo xu hướng giá tăng, sự phá vỡ xảy ra cùng hướng với xu hướng giá tăng trước đó. Trong trường hợp tam giác cân theo xu hướng giá giảm, sự phá vỡ xảy ra cùng hướng với xu hướng giá giảm trước đó.
Ví dụ về tam giác cân theo xu hướng giá tăng
Cờ và cờ hiệu
Hai mô hình giá tiếp diễn tương tự này thường xuất hiện ở khoảng giữa một lần biến động lớn của giá và chỉ đại diện cho các lần gián đoạn ngắn trong một thị trường luôn biến động. Các mô hình này có thể được xác định và phân biệt bằng hình dáng “cơ thể” của chúng; một hình chữ nhật hơi dốc so với xu hướng đối với trường hợp cờ, và một tam giác đối với trường hợp cờ hiệu.
Cờ và cờ hiệu giống nhau về dạng và cách diễn giải. Cả hai đều đánh dấu một sự củng cố nhỏ trong hoạt động của giá mặc dù – để thật sự được xem là mô hình giá tiếp diễn – thì cần có dấu vết của một xu hướng trước đó.
Cờ và cờ hiệu thường theo sau một sự tăng hoặc giảm mạnh theo hướng của xu hướng, giúp tạo ra hình “cột cờ” trên biểu đồ. Sự đột phá từ mô hình có thể cho thấy một sự thay đổi nhỏ về giá bằng với độ dài của cột cờ.
Ví dụ về một Cờ theo xu hướng giá tăng : Khi có sự đột phá, sự thay đổi nhỏ của giá bằng với kích thước của cột cờ.