Traiphieu.com thực hiện các thương vụ M&A doanh nghiệp may mặc (Mua bán và sáp nhập) nhằm mục đích gia tăng giá trị cho cả hai doanh nghiệp. Việc hai doanh nghiệp sáp nhập hoặc hợp nhất sẽ tạo nên giá trị lớn hơn hai doanh nghiệp riêng lẻ, nhất là khi các doanh nghiệp rơi vào thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, mất thị phần, hoặc bất kỳ yếu tố nào.
Những doanh nghiệp lớn sẽ mua hoặc sáp nhập các doanh nghiệp khác nhằm tạo nên một doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí, đồng thời giúp mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Trong khi đối với các doanh nghiệp bị sáp nhập thì sẽ tốt hơn nhiều so với việc phải bị phá sản hoặc ít nhất sẽ rất khó khăn để tiếp tục tồn tại trên thị trường.
Các nghiệp vụ M&A Kinh Doanh Tài Sản BONDS chúng tôi cung cấp:
Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản của doanh nghiệp: Đây cũng là một cách để thực hiện chiến lược M&A. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua một phần hoặc một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bán mà không tham gia sở hữu tại doanh nghiệp bán. Phần bán đi có thể là tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, đất đai…) hoặc vô hình (thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối…) được tách ra khỏi doanh nghiệp bán.
Mua nợ: Đây cũng là một cách thức tiến hành M&A gián tiếp. Khi một doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản và không thể trả nợ, chủ nợ có thể tìm một doanh nghiệp có khả năng tài chính mua lại phần nợ với giá thỏa thuận. Doanh nghiệp mua nợ trở thành chủ nợ mới và có thể thỏa thuận để chuyển đổi khoản nợ thành vốn cổ phần và thực thi quyền sở hữu
Mua cổ phiếu: Thông qua việc tham gia mua cổ phần khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là hình thức thâu tóm một phần nhưng đủ để tham gia định đoạt quyền sở hữu và quản trị theo mục tiêu chiến lược của bên mua.
Hoán chuyển/chuyển đổi cổ phiếu (stock swap): Thường diễn ra đối với những doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đối với trường hợp này, vấn đề quan trọng nhất là thẩm định, định giá để đảm bảo lợi ích của cổ đông các bên.
Thương lượng tự nguyện: Diễn ra khi hai doanh nghiệp nhận thấy các lợi ích tương đồng về văn hóa, tổ chức, hoặc thị phần, sản phẩm….
Thương lượng không tự nguyện: Chúng tôi sẵn sàng M&A doanh nghiệp sau khi có phán quyết của tòa nếu các bên không thỏa thuận được.
Công ty Máy May Hồng Long (Hong Long Sewing Machine Co., Ltd ).
Điện thoại/Zalo: 0912 975 896
Mail: maymayhonglong@gmail.com
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách