Tuyệt phẩm quý hiếm nhất hành tinh. Vào khoảng 30.000 năm trước công nguyên, người Việt cổ đã biết sử dụng những cành, cây khô đốt lên để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.
Thửa ban đầu, người Việt cổ đốt mọi cây củi khô mà họ thu lượm được, theo thời gian họ phát hiện ra rằng không phải cây nào đốt lên cũng giống nhau, như cây gỗ lim đốt lên than rất hồng, giữ nhiệt lâu nhưng tỏa ra mùi khét và khi hít phải khói đó thì cơ thể trở nên mệt mỏi. Ngược lại, đốt cây bầu gió thì có mùi thơm dễ chịu, thần kinh trở nên hưng phấn, cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là nhiều loại côn trùng đều không dám đến gần.
Ngày nay, cây bầu gió có Trầm gần như đã tuyệt chủng, để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng thì cây bầu gió được trồng và tạo Trầm nhân tạo khiến cho việc để mua được Trầm quá dễ dàng. Chính sự phổ biến ấy đã trở thành hạn chế của những nhà sản xuất hương/nhang vẫn sử dụng nguyên liệu Trầm cổ xưa – chất liệu từng được coi là đắt giá nhất lịch sử loài người, nhân loại vẫn luôn trân trọng những giá trị quý báu của Trầm và được coi là quà tặng quý hơn bạch kim mà tạo hóa ban tặng.
Chúng ta cùng làm phép so sánh để thấy Trầm quý hiếm như thế nào. Bạch kim mỗi năm con người khai thác được 130 tấn, chỉ có 4 khu vực trên trái đất sở hữu Bạch Kim đã cho thấy sự khan hiếm của loại khoáng sản này trên toàn thế giới.
Điều ấn tượng mà Bạch Kim mang tới chính là một vẻ đẹp hút hồn với sắc trắng thuần khiết đầy chiều sâu. Vẻ đẹp ấy khác hẳn với màu trắng ánh kim của Vàng trắng, trắng lạnh của đồ mạ Crom và trắng nhạt của Bạc. Bạch Kim được người chơi “sùng bái” chính bởi giá trị của sự thuần khiết, nguyên chất và vẻ đẹp xóa nhòa dấu vết thời gian, nâng phong cách và đẳng cấp thụ hưởng cuộc sống của các tín đồ trang sức lên một tầm cao mới.
Cây bầu gió phân bố ở Iran, ấn độ và Đông Nam á. Trầm hương sinh ra từ cây dó, nhưng không phải loài dó nào cũng tạo ra trầm hương. Theo thống kê của ngành thực vật học, thế giới có khoảng 25 loài dó, nhưng chỉ 15 lòai có khả năng cho trầm hương gồm: Aquilaria crassna; A.baillonii; A.sinensis hoặc A.chinesis; A.borneensis ; A.malaccensis ; A.gollocha ; A.hirta; A.rostrata; A.beccariana; A.cummingiana; A.filaria; A.khasiana; A.microcarpa; A.grandiflora; A.bancana.
Trong số những cây bầu gió đó chỉ có rất ít là có trầm, trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những “tổn thương/nhiễm bệnh”, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế Agarwood hay Eaglewood.
Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh …
Theo Đông y, trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, vào ba kinh: tì, vị, thận; có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyển, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở.
Theo Tây y, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh như bệnh về tim mạch (suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh …), bệnh về tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện). Đặc biệt có thể dùng trầm hương để chữa trị ung thư tuyến giáp.
Theo công ước về buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đã xếp loài dó có khả năng cho trầm hương (Aquilaria) vào lòai cây hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng và nghiêm cấm khai thác buôn bán. Chính phủ VN ban hành Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17/01/1992, quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng và chế độ quản lý đã xếp cây dó bầu vào nhóm thực vật IA, là những thực vật đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và nghiêm cấm khai thác, sử dụng.
Một thời gian không ngắn sau khi đọc lại những tài liệu cổ được lưu lại thì CEO Hương Tâm Linh phát hiện ra rằng không phải ngày nay Trầm mới khan hiếm mà cách đây cả chục nghìn năm trước Công nguyên, Trầm đã rất khó tìm kiếm.
Mặt khác, Trầm có mùi thơm xa, nhẹ nhàng và thường những người có khứu giác tinh tế mới có thể cảm nhận được mùi thơm của Trầm, trong khi đó Người Việt Cổ lại mong muốn có một mùi thơm vừa xa và gần, vừa thơm ngọt nhưng mát, mùi thơm mà tất cả mọi người đều có thể cảm thụ được. Chính vì lẽ đó Người Việt Cổ đã biết chọn lựa nhiều loại thảo mộc để khi đốt lên đáp ứng được yêu cầu trên, hiện thân của phương pháp cổ xưa đó chính là nén Hương Tâm Linh mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.
Hương Tâm Linh bắt đầu phát huy được sức hút không thể chối từ của mình, khởi đầu từ những bó nhỏ bé như cây thảo mộc nhỏ bé, đơn sơ cho tới cầu kỳ, tinh tế khi biến hóa thành hương nụ, hương vòng, hương nén, hương sào..vvv. Giới quý tộc thời công xã nguyên thủy và phong kiến sử dụng và tôn sùng Hương Tâm Linh như cách để thể hiện dấu ấn riêng biệt của mình…
Sự thống trị của dòng sản phẩm cao cấp Hương Trầm Tâm Linh sau hàng chục nghìn năm có thể được coi là sự thật không tưởng. Khi biết được sự tồn tại của Hương Tâm Linh vắt qua suốt chiều dài lịch sử hình thành đất nước Việt Nam thì nhiều “kẻ ngáng đường” đến từ ngoại quốc đã lặng lẽ rút khỏi và không bao giờ dám xâm nhập thị trường Việt vì biết rằng ở đó đã có Hương Tâm Linh.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có một sản phẩm nào nào “vượt mặt” được độ bền vững và khả năng sống mãi với thời gian, tuyệt vời như Hương Tâm Linh. Những sản phẩm được sản xuất từ Hương Tâm Linh luôn là những tuyệt phẩm được các thế hệ người V một lòng gìn giữ như kiệt tác tạo hóa đã ban tặng!
Tác giả: CEO Hương Tâm Linh