Những giai đoạn chỉ trong 3 ngày, có ngân hàng trung ương đã có động thái giảm giá mạnh đồng nội tệ đến 3.3% . Các nhà hoạch định chính sách, học giả khắp trên thế giới đang tranh luận: Phải chăng chúng ta đang ở một cuộc ‘chiến tranh tiền tệ ủy nhiệm’.
Thuật ngữ ‘chiến tranh tiền tệ ủy nhiệm’ khá mơ hồ với các chuyên gia trên toàn thế giới, chúng tôi – đội ngũ chuyên gia traiphieu.com là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ này. Chiến tranh tiền tệ ủy nhiệm được hiểu là một cuộc chiến tranh tiền tệ trên quy mô vừa và nhỏ nhưng sự tàn phá của chúng lại lớn hơn so với cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện. Sự khác biệt lớn nhất trong cuộc chiến tranh tiền tệ ủy nhiệm so với cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện là không sự đồi đầu trực diện giữa hai đối thủ chính mà chỉ có tối đa một đối thủ chính tham gia.
Để độc giả hình dung dễ hơn vấn đề chúng tôi đưa ra một ví dụ: Giả định cuộc chiến hiện tại là cuộc chiến giữa hai đồng tiền chính USD và X rõ ràng khi X liên tục trong 3 ngày qua có biểu hiện sự phá giá thì Cục dự trữ liên bang Mỹ FED hoàn toàn không có động thái gì tác động lên đồng USD, chứng tỏ USD không tham chiến hoặc USD đã ủy nhiệm cho một đồng tiền khác tham gia cuộc chiến.
Khả năng USD không tham chiến được loại trừ do USD là đồng tiền được sử dụng để thanh toán quốc tế nhiều nhất và là tài sản dự trữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới nên rõ ràng USD là một bên tham chiến.
Cùng nhau xem USD đã tham chiến như nào? FED đã ủy nhiệm cho JPY, EUR là hai đối tác thương mại lớn nhất của đồng CNY ngoại trừ USD. Chỉ chưa đầy một năm qua, BOJ duy trì gói nới lỏng 80 nghìn tỷ Yên (662 tỷ Đô-la), ECB tung ra chương trình mua tài sản trị giá 1.100 tỷ euro (tương đương 1.300 tỷ USD) có tên gọi là Chương trình mua trái phiếu khu vực công (PSPP). Với hai cú đấp thép đó CNY đã tăng 13% so với USD trong vòng 1 năm qua.
Nếu chỉ nhìn vào những hành động đơn lẻ, chúng ta không thể nhận ra một cuộc chiến tranh tiền tệ ủy nhiệm, kết hợp dữ liệu đồng X tăng giá mạnh so với đồng U S D và U S D, JPY, EUR là anh em ruột thịt trong nhà thì mọi việc đã rõ nét. Ai đang chiến đấu với ai.Là những nhà đầu tư chúng ta sẽ trú ẩn vào đâu để tránh mưa bom, bão đạn của cuộc chiến này.
Mỗi người có một cách phòng thủ để tồn tại, chúng ta cần phải giải mã được cuộc chiến đó để có kế sách , với chúng tôi M&A bất động sản làm nơi trú ẩn an toàn nhất.
Lý do:
– Mục đích của phá giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của nước phá giá tức là làm cho hàng hóa của nước đó giảm đi tương đối so với nước khác, mà bất động sản thì không thể mang lên công ten nơ để xuất khẩu được vì vậy bất động sản sẽ được coi là nơi trú ẩn an toàn để bảo toàn tài sản trong một thế giới xuất khẩu lạm phát.
– Với một nhà đầu tư có khối lượng vốn lớn họ bắt buộc đầu tư vào nghiên cứu ra các thuật toán để có thể chiến thắng mức lạm phát. Đầu tư cho chất xám là công cụ duy nhất thỏa mãn được điều kiện của dòng tiền lớn.
Đứng trước những hiện thực khách quan trên traiphieu.com đã nghiên cứu thành công thuật toán NKT đáp ứng mọi nhu cầu các định chế tài chính, đơn giản vì chúng tôi đã tiên liệu hiệu ứng của một cuộc chiến tranh tiền tệ ủy nhiệm.
Tác giả bài viết: Sống mãi với niềm đam mê
Nguồn tin: traiphieu.com