Khi bạn lắp đặt dây truyền may không hợp lý sẽ ảnh rất lớn đến khả năng sản xuất. Dây truyền sản xuất may là yếu tố quyết định đến sự thành bại một công ty may. Hiểu được điều đó, với sự hợp tác hàng trăm doanh nghiệp may mặc trên toàn quốc, chúng tôi có đủ đội ngũ kỹ sư, thợ lành nghề để lắp đặt cho bạn một dây truyền sản xuất hoàn hảo.
Quy trình cơ bản lắp đặt dây truyền may
1 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG MAY: Cách lắp đặt thiết bị, các phương tiện sản xuất vào một mặt bằng chuyền may hay xưởng may hợp lý để sản xuất tốt, năng suất cao và an toàn lao động. Bảng vẽ thiết kế mặt bằng xưởng may là bảng vẽ thu nhỏ tỉ lệ 1:100, 1:50 Sử dụng các kí hiệu theo qui ước để vẽ và ghi chú kí hiệu thiết bị, kích thước chiếm chỗ, kích thước khoảng trống lối đi.. Nguyên tắc bố trí mặt bằng: – Đường đi bán thành phẩm ngắn nhất, để thời gian sản phẩm ra chuyền nhanh nhất – Tốn ít diện tích, tiết kiệm máy móc và công nhân
2. Các điều kiện xem xét để bố trí mặt bằng: – Số lượng công nhân, nhân viên (nam, nữ) – Máy móc (kích thước, số lượng, trọng lượng) – Cửa vào, cửa ra (kích thước, chiều rộng, vị trí, số lượng) – Văn phòng điều hành, quản lý (chổ đặt) – Nhà kho (vị trí, diện tích) – Diện tích mỗi vị trí sản xuất : 4,96 – 6,6 m2 – Nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, nhà ăn tập thể, chỗ để giỏ xách…
3. Thiết kế mặt bằng xưởng may, chuyền may thường bỏ qua, mà thường giữ cố định việc lắp đặt thiết bị từ đầu. Việc vận chuyển hàng do công nhân mang từ vị trí này qua vị trí khác, việc lắp đặt thiết bị không theo thứ tự của qui trình thì không ảnh hưởng nhiều đến dây chuyền sản xuất Ở nước tiên tiến, việc vận chuyển được tự động hóa bằng băng chuyền , việc lắp đặt thiết bị cần theo qui trình nhất là dây chuyền hàng dọc
4. Bố trí và tính toán diện tích mặt bằng: Chuyền may: – Thống kê các vị trí sản xuất: chủng loại, số lượng, kích thước chiếm chỗ – Bố trí các vị trí vào mặt bằng tự do hoặc mặt bằng có sẵn theo tỉ lệ thu nhỏ 1:100, 1:50 – Tính toán chiều dài, chiều rộng, diện tích chuyền may Bài 7 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG MAY
5. Tính toán diện tích mặt bằng: Các số liệu, tính toán diện tích mặt bằng, số liệu: * Kích thước chiếm chổ của các vị trí (thiết bị, bàn) – Máy may bằng 1 kim, 2 kim, đính bọ, đính nút..: 1200mm x 600mm – Máy vắt sổ, thùa khuy, bàn để ủi thường …: 1200mm x 700mm – Bàn để bán thành phẩm, bàn để cắt chỉ và sản phẩm, bàn để kiểm tra đầu và cuối chuyền:3200mm x 1500mm – Thùng để bán thành phẩm tại vị trí, kích thước ghế ngồi (băng dài) 1000mm x 350mm – Bàn để bán thành phẩm tại vị trí 600 mm x 600 mm Bài 7 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG MAY
6. Bố trí và tính toán diện tích mặt bằng: Các số liệu, tính toán diện tích mặt bằng * Kích thước chiếm chổ của các vị trí (thiết bị, bàn) – Máy ép keo lớn JFS: 3330 mm x 1300 mm – Máy ép loại nhỏ: 1200 mm x 1200 mm – Máy lộn cổ ép nhiệt: 1200 mm x 600 mm – Máy mổ túi tự động: 1500 mm x 1100 mm – Bàn tự trôi : rộng bàn 1000 mm Bài 7 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG MAY
7. Bố trí và tính toán diện tích mặt bằng: Các số liệu, tính toán diện tích mặt bằng * Kích thước lối đi, khoảng cách các máy, các chuyền – Đường đi giữa xưởng: 2500 mm – Đường đi 2 đầu và 2 bên chuyền 1500 mm – Đường đi giữa 2 dãy máy trong chuyền 600 – 800 mm – Khoảng cách từ tường đến máy là 2300 mm – Kích thước các chỗ làm việc: Phòng quản đốc phân xưởng, nhân viên 5000mm x 2500 mm = 12,5 m2 Phòng để sản phẩm sau khi may 4000mm x 2500 mm = 10 m2 Bài 7 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG MAY
8.Tính toán diện tích mặt bằng: Các số liệu, tính toán diện tích mặt bằng * Kích thước trong hệ thống treo: – Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các vị trí sản xuất: 1500 mm – Giá treo chuyển động theo chiều kim đồng hồ Bài 7 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG MAY
9.Tính toán diện tích mặt bằng: Các số liệu, tính toán diện tích mặt bằng * Bản vẽ thu nhỏ (kiểu Nhật) Máy may có tỉ lệ thu nhỏ 1/50 trong bản vẽ như sau Bài 7 BỐ TRÍ MẶT BẰNG XƯỞNG MAY 1,2 cm 2,4 cm Hình máy may thu nhỏ theo tỉ lệ 1/50 0,6 m 1,2 m Hình máy may thu nhỏ có ghi kích thước 1,2 1,2 1,2 1,2 Bàn để đẩy BTPBàn để BTP
10.Tính toán diện tích mặt bằng: Các số liệu, tính toán diện tích mặt bằng b. Bố trí các vị trí sản xuất vào mặt bằng: – Các vị trí sản xuất, lối đi, khoảng trống được vẽ theo cùng một tỉ lệ thu nhỏ (1/50, 1/100 …..) – Bố trí các vị trí sản xuất vào mặt bằng có sẵn hoặc vào mặt bằng mới→ sơ đồ mặt bằng – Vẽ thêm cửa ra vào, cột nhà, các vị trí quản lý, nhà vệ sinh, cầu thang…. – Vẽ thêm các mũi tên di chuyển bán thành phẩm, ghi chú tên các vị trí (hoặc ký hiệu), kích thước chiếm chổ của vị trí….. – Xác định chiều dài, chiều rộng sơ đồ mặt bằng.
Công ty Máy May Hồng Long (Hong Long Sewing Machine Co., Ltd ).
Điện thoại/Zalo: 0912 975 896
Mail: maymayhonglong@gmail.com