Có lẽ bạn sẽ biết được tầm quan trọng của nguyên tắc này khi đã trải qua thời kỳ khủng hoảng 2008, nhiều người đã không biết bảo vệ tiền của mình đã phải chịu những khoảng thua lỗ lớn, đặc biệt mất trắng tài khoản khi sử dụng margin (đòn bẫy tài chính).
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn có 2 việc phải làm sau đây:
·        Một là bạn nhảy vào thị trường mà không có kế hoạch nào bảo vệ vốn của mình, không có giới hạn nào cho việc thua lỗ.
·        Hai là bạn nhận thức được rằng, không ai hoàn hảo, không ai chính xác trong mọi trường hợp đầu tư, vì thế bạn chấp nhận sai lầm của mình và giới bạn lại mức thua lỗ của mình.
Chắc có lẽ bạn cũng nhận thấy rằng cách hai là phương pháp an toàn hơn cho bạn, là phương pháp mà mình nên theo.
Thật sự, rất nhiều người biết về phương pháp đơn giản này, nhưng lại có rất ít người tuân thủ theo. Tại sao lại như thế?
Thứ nhất, họ không hiểu về việc thị trường hoạt động ra sao, chính vì thế họ không có kế hoạch bảo vệ vốn của mình.

Luôn luôn giới hạn thua lỗ tối đa 7-8%

Thứ hai, họ bị chi phối bởi cảm xúc của mình, họ rất ít khi chịu thừa nhận sai làm của mình, do đó họ không cắt lỗ nhanh chóng mà hy vọng nó sẽ phục hồi lại. Đây là một sai lầm lớn, chính sự hy vọng không căn cứ sẽ tạo tiền đề cho thua lỗ lớn.

Một nghịch lý thực tế là: Khi bạn cảm thấy khó bán ra khi thua lỗ nhỏ, bạn sẽ càng cảm thấy khó bán ra hơn nữa khi thua lỗ lớn hơn.
Nhìn vào đồ thị sau đây, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của phương pháp này:
Muốn kiếm tiền, bạn phải giữ thua lỗ nhỏ.
 
Nếu bạn cắt lỗ 8% bạn chỉ cần đạt lại 9% là có thể hòa vốn ban đầu, nhưng nếu bạn thua lỗ đến 75% thì bạn cần phải đạt lại 300% mới hòa vốn. Nếu như thế bạn đã tự đào lỗ chôn mình bởi vì rất khó có thể chọn được cổ phiếu tăng được 300%.
 
Vậy nếu tôi là người đầu tư dài hạn, nắm giữ lâu dài thì sao?
Nói về nắm giữ lâu dài, bạn cần phải hiểu rõ vấn đề này, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Trừ khi bạn là nhà đầu tư giá trị, hiểu rõ giá trị thực của công ty thì việc giảm mạnh là không nguy hiểm mà còn tăng thêm cơ hội mua vào giá rẻ hơn. Nhưng thực tế bạn phải hiểu rằng, ngoài các đầu tư tổ chức, rất ít nhà đầu tư cá nhân thành công với phương pháp đầu tư giá trị, bởi họ không hiểu biết rõ ràng về cái họ đang mua vào.

Đối với nhà đầu tư cá nhân, bạn cần biết 2 sự thật sau:
·        Khi những chứng khoán dẫn đầu lên đến đỉnh tăng trưởng, chúng sẽ giảm rất mạnh sau đó.
·        Trong những chứng khoán giảm mạnh đó, có rất ít chứng khoán có thể hồi phục lại mạnh mẽ trong thị trường lên tiếp theo.
Những cổ phiếu dẫn đầu – sau đó giảm rất mạnh

Vì thế, nếu bạn mua và giữ những chứng khoán thua lỗ này bạn có nhiều nguy cơ không bao giờ hòa được vốn, nhiều công ty trong đó phá sản, hoặc nếu có thể hòa vốn được thì phải cần thời gian rất lâu sau đó.
Đừng quên chi phí cơ hội?
Khi chiến lược của bạn là mua và giữ, bạn không chỉ phải nghĩ đến thua lỗ lớn mà còn phải nghĩ đến chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội đơn giản là khi nắm giữ một cổ phiếu quá lâu không sinh lợi nhuận, bạn sẽ mất đi cơ hội mua cổ phiếu tốt hơn.
 
Vậy làm thế nào để áp dụng quy tắc này?
Rất đơn giản, bạn chỉ cần bán ngay lập tức khi cổ phiếu rớt 7-8% so với giá bạn mua, bạn không cần phải chờ đời điều gì nữa, không nên hy vọng, không đặt câu hỏi,  không phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, chỉ làm một việc duy nhất là bán ra. Ví dụ: khi bạn mua cổ phiếu giá 20.000đ, và nó giảm xuống còn 18.400, hãy bán ra nó ngay.
Có thể bạn sẽ nghĩ, quy tắc này hơi cứng nhắc, không cân nhắc tình huống hiện tại. Đúng, chính xác là thế nhưng chính điều đó lại bảo vệ tiền của bạn trong dài hạn. Hãy nghĩ về điều này: liệu bạn có biết chính xác nhà mình sẽ xảy ra hỏa hoạn khi mua bảo hiểm nhà không? Không, bạn không thể biết chính xác, bạn mua bảo hiểm chỉ để bảo vệ chính bạn và gia đình của bạn. Ở đây, 7-8% là chi phí bảo hiểm cho danh mục của bạn.
Chú ý: nguyên tắc này chỉ áp dụng khi giá cổ phiếu giảm 7-8% so với giá bạn đã mua, nếu bạn mua giá 20.000đ, sau đó tăng lên 30.000đ và giảm về 27.600đ, nguyên tắc này không áp dụng trong trường hợp này.