Con người nói chung có thể chia làm 3 nhóm:
![]() |
Ba nhóm người |
Kẻ làm giảm giá trị
Là những người có thói quen làm ít hơn điều được mong đợi. Chính vì cách nghĩ và hành động như thế mà nhóm người này không tạo ra giá trị gia tăng cho công ty. Trong thực tế, họ còn giảm bớt giá trị do công ty tạo ra. Những người này nếu phải làm những hạng mục ABCD sẽ chỉ làm A và B, quênhoặc làm qua quýt việc C và D. Mặc dù họ được trả lương 2000 đô, họ chỉ mang lại giá trị 1500 đô. Kết quả, họ là món nợ, là gánh nặng của công ty. Trong một công ty thường có vài kẻ làm giảm giá trị như vậy. Lương của người này được xem là “chi phí” của công ty ==> Công ty không bao giờ tăng lương cho họ vì nếu làm vậy sẽ làm tăng chi phí và lợi nhuận sẽ giảm.
Thực tế, nếu vì một lý do nào đó mà lợi nhuận bị giảm, những người này sẽ được xếp vào diện cho nghỉ việc ngay để cắt giảm chi phí! Tất nhiên, nếu bạn nằm trong số này, đừng hy vọng sẽ cóngày bạn thành công hoặc giàu có!
Người duy trì giá trị
Là những người có thói quen chỉ làm đúng như mong đợi. Họ chỉ làm đến mức tối thiểu hay mức chấp nhận được. Phần lớn mọi người nghĩ và làm theo xu hướng này, đó là lý do họ không thể giàu được. Người làm đúng như mong đợi duy trìgiá trị của công ty.
Họ là những người có trách nhiệm, đi làm đúng giờ, hoàn tất công việc, không hơn không kém. Nếu giao cho họ chỉ tiêu bán hàng 80.000 đô, họ sẽ bán đúng ngần ấy rồi xoa tay hài lòng coi như mình đã hoàn thành nhiệmvụ. Vậy họ là khoản đầu tư hay chi phí của công ty?Tôi gọi họ là khoản đầu tư sinh lợi thấp.Trả cho họ 4000 đô một tháng, họcó thể tạo ra giá trị4000 – 4600 đô, do đó công ty có được 10%-15%lợi nhuận. Vậy họ có được thăng tiến và tăng lương không? Tất nhiên! Vì họ là những người có trách nhiệm và hoàn thành đúng chức trách, họ sẽ được giao thêm trách nhiệm khi công ty mở rộng. Khi họ làm nhiều việc hơn, vị trí và lương bổng của họ cũng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, người thuộc nhóm này chỉ thăng tiến đến một mức độ giới hạn nào đó. Tối đa họ cũng chỉ leo lên được vị trí trưởng phòng hoặc phụ trách một bộ phận nào đó. Tại sao vậy? Bởi vì họ chỉ là kẻ thừahành, nhận lệnh từ người khác và thực hiện nghiêm chỉnh nhưngười lính. Họ thiếu tinhthần “làm nhiều hơn, làm tốt hơn!”. Mặc dù vẫn được xem là tài sản công ty, họ là loại tài sản có thể thay thế được. Do đó, nhiều người rơi vào cảnh “ngồi chơi xơi nước” khi tới một tuổi nào đó. Họ dễ dàng bị cho “về vườn” khi ông chủ nhận ra rằng mình có thể kiếm ai đó trẻ hơn lại chỉ phải trả một nửa lương để làm cùng công việc đó.
Những người thuộc nhóm này là tài sản không thể thiếu của công ty, khó có thể thay thế họ. Đó cũng là lý do tạisao doanh nghiệp không ngại trả cho họ ngày càng nhiều hơn, thậm chí còn mời họ làm người hùn vốn để giữ chân họ. Nhữngngười này không bao giờ thiếu cơ hội tốt. Họ luôn được các công ty khác nhất là công ty săn đầu người săn đón mờichào với những lời đề nghị hấp dẫn. Bây giờ tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ thói quen đáng quý đầu tiên của các triệu phú là làm hơn những gì được kỳ vọng.